Đề xuất quy trình nghiên cứu-phát triển (R&D) trong cộng đồng IOCV
(IOCV R&D Process Proposal)
Để gắn nghiên cứu với thực tế, cộng đồng IOCV đề xuất quy trình cho việc nghiên cứu-phát triển (R&D) và phương thức huy động nguồn vốn để thực hiện. Đầu mối chung của nhóm này là Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB). Góp ý và phản biện, vui lòng gửi đến contact@itb.com.vn hoặc levanloi@itb.com.vn
Ý tưởng (Concept Notes)
Việc nghiên cứu-phát triển (viết tắt là R&D) của IOCV có một đặc điểm riêng biệt: tập trung nghiên cứu các vấn đề do thực tế ở Việt Nam đặt ra và kết quả nghiên cứu được chia sẻ một cách rộng rãi và miễn phí cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước, không phân biệt là doanh nghiệp trong cộng đồng hay ngoài cộng đồng.
Đầu vào cho R&D là kết quả khảo sát, nghiên cứu thị trường, các vấn đề do các Điển hình (Showcases) đề xuất, hoặc theo đơn đặt hàng của các tổ chức, doanh nghiệp.
Đơn vị chủ trì đề tài/dự án là một thành viên của cộng đồng. Cá nhân chủ nhiệm đề tài/dự án là người thuộc đơn vị chủ trì. Đơn vị chủ trì có quyền huy động nguồn lực bất kỳ để thực hiện đề tài/dự án.
Nguyên tắc (Principles)
IOCV đề ra một số nguyên tắc khuyến cáo đối với R&D:
1.Nguyên tắc hướng kinh doanh (Business-Oriented R&D): Tập trung nghiên cứu-phát triển các vấn đề do thị trường và nhu cầu kinh doanh đặt ra;
2.Nguyên tắc R&D bền vững (Sustainable R&D): Khi huy động nguồn lực, đơn vị chủ trì đề tài/dự án được khuyến cáo định hướng cổ phần hóa kết quả R&D. Tôi đề xuất nguyên tắc này như sau:
- Đơn vị chủ trì cần có vốn đối ứng 50% hoặc lớn hơn và giữ bản quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property - IP) của kết quả nghiên cứu. Khuyến cáo: đơn vị chủ trì nên có vốn đối ứng 60%;
- Đơn vị đầu tư chiếm phần trăm cổ phần đúng bằng phần trăm nguồn vốn đầu tư vào R&D (chiếm ít hơn 50%). Trường hợp là quỹ đầu tư do Nhà nước quản lý thì cần tuân thủ các nguyên tắc của quỹ đó;
- Đơn vị đầu tư có quyền chuyển nhượng hoặc mua lại cổ phần đầu tư của đơn vị chủ trì hoặc của đơn vị khác theo thỏa thuận. IOCV không can thiệp vào chuyển nhượng;
- Lợi nhuận kinh doanh trên kết quả R&D được chia đều theo cổ phần. Báo cáo lợi nhuận do đơn vị chủ trì thực hiện. Chú ý: đơn vị kinh doanh kết quả R&D có thể khác với đơn vị chủ trì thực hiện R&D;
- Đơn vị chủ trì ký kết với đơn vị đầu tư theo luật định. Cộng đồng IOCV chỉ kết nối và xúc tiến, không tham gia vào ký kết các thỏa thuận.
3.Nguyên tắc trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR):
- Đơn vị chủ trì được khuyến cáo là chia nhỏ việc nghiên cứu thành các module để tạo điều kiện cho sinh viên các trường nằm trong cộng đồng tham gia. Sinh viên có thể tham gia theo hình thức đề án tốt nghiệp hoặc nghiên cứu chuyên đề;
- Chủ nhiệm đề tài/dự án và tổ nghiên cứu thuộc đề tài/dự án sẽ đóng vai là hướng dẫn hoặc đồng hướng dẫn (mentor or co-memntor) cho sinh viên. Sau khi chia thành các module, chủ nhiệm đề tài phân công người chủ trì các module đó. Người chủ trì module là người sẽ tham gia hướng dẫn sinh viên;
- Đơn vị chủ trì thông báo cho cộng đồng biết danh mục module, chủ trì module để sinh viên các trường có thể đăng ký;
- Đơn vị chủ trì đồng thời cũng là nơi để sinh viên thực tập offline hoặc thực tập online. Thực tập offline là thực tập tại trụ sở của đơn vị chủ trì. Thực tập online là thực tập trực tuyến có sự giám sát của chủ trì module. Thực tập online cho phép các hướng dẫn có thể giám sát ở bất cứ địa điểm nào và sinh viên có thể thực tập ở địa điểm bất kỳ, miễn là có kết nối Internet;
- Trong kết quả nghiên cứu - thực tập của sinh viên có chứng nhận PoC (Proof-of-Concept) của IOCV nếu module hoặc đề tài được cộng đồng đánh giá là có thể cấp PoC.
Quy trình
- Hàng năm, tại hội nghị G9 (hội nghị 9 nhóm), nhóm Thị trường sẽ công bố kết quả nghiên cứu thị trường, trong đó có dự báo cho thị trường các năm tiếp theo. Đây là một nguồn đầu vào cho các đề tài/dự án R&D;
- Nhóm Kinh doanh sẽ đưa ra các vấn đề mà doanh nghiệp đang cần cộng đồng nghiên cứu, giải quyết. Chú ý rằng nhóm Kinh doanh có thể bao gồm cả các đơn vị ngoài cộng đồng IOCV. Đây là một nguồn đầu vào khác cho các đề tài/dự án R&D;
- Các điển hình đặt đầu bài cho cộng đồng (xem phần mô tả Showcases/Điển hình). Đây là một nguồn đầu vào khác nữa cho các đề tài/dự án R&D;
- Các chương trình trọng điểm cấp quốc gia thường có phần thông báo tuyển chọn đề tài/dự án. Đây cũng được coi là một nguồn đầu vào cho các đề tài/dự án R&D;
- Các đơn vị đầu mối (VCCI-ITB, FDS, VIELINA, NetNam, VNPT Technology) có trách nhiệm tổng hợp, mã hóa các vấn đề và tổ chức cho các thành viên cộng đồng đăng ký chủ trì các đề tài/dự án;
- Các đơn vị chủ trì lập thuyết minh đề tài/dự án, tổ chức thực hiện và trực tiếp kêu gọi vốn (raising fund) để hỗ trợ thực hiện đề tài/dự án đó. Phần thuyết minh được khuyến cáo là tuân thủ 3 nguyên tắc của IOCV (xem ở trên):
1. Nguyên tắc hướng kinh doanh (Business-Oriented R&D)
2. Nguyên tắc R&D bền vững (Sustainable R&D)
3. Nguyên tắc trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR)
- Khi thực hiện, các đơn vị chủ trì được khuyến cáo là tổ chức thường xuyên các sinh hoạt học thuật như hội thảo – tọa đàm, lấy ý kiến cộng đồng để điều chỉnh nghiên cứu, các sinh hoạt mang tính kinh doanh – thị trường như hội nghị đầu tư, giới thiệu sản phẩm, sở hữu trí tuệ, cổ phần hóa kết quả R&D, …
- Tại hội nghị G9, đơn vị chủ trì có trách nhiệm báo cáo kết quả R&D (toàn phần hoặc từng phần). Hội nghị G9 có trách nhiệm cấp PoC cho đề tài/dự án nếu đề tài dự án hội tụ đủ các điều kiện.
Phụ lục 1: Danh mục một số chương trình và quỹ R&D
1.Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020;
2.Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Quyết định 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010);
3.Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng công nghệ cao (Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 22/12/2013);
4.Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao (Quyết định 347/QĐ-TTg ngày 22/02/2013);
5.Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012);
6.Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia (NATIF);
7.Quỹ hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC);
8.Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED);
Phụ lục 2.1: Đề tài/dự án Showcases Quan trắc môi trường (Enviroment Monitoring)
Dự án CEM_01: Chế tạo thiết bị đo khí Ozone trong không khí nhằm cảnh báo khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
Dự án CEM_02: Giám sát ô nhiễm tiếng ồn bằng Smartphone và đưa ra cảnh báo thân thiện (Bộ mặt cười = môi trường xanh, Bộ mặt nhăn nhó: môi trường vàng = cảnh báo ô nhiễm, Bộ mặt khóc: môi trường đỏ = cảnh báo nguy hiểm).
Dự án CEM_03: Đo mức độ ô nhiễm không khí tại các đô thị, cảnh báo thời gian thực đến toàn bộ cộng đồng bằng các ứng dụng mobile và hiển thị bảng thông báo đèn LED tại các cụm điểm đông dân cư.
Đề tài CEM_04: Tư vấn cơ chế kiểm soát tính toàn vẹn dữ liệu khi gửi thông tin từ điểm đo đến điểm nhận.
Dự án CEM_05: Chế tạo công cụ/ứng dụng mobile/IoT hỗ trợ tác nghiệp trong quan trắc tại hiện trường (đối tượng sử dụng: các đơn vị làm quan trắc môi trường trên phạm vi toàn quốc)
Dự án CEM_06: Hệ thống giám sát việc xả thải nguồn nước của các cơ sở sản xuất công nghiệp dựa vào cộng đồng.
Phụ lục 2.2: Đề tài/dự án Showcases Nông nghiệp công nghệ cao (High Tech Agriculture)
Dự án DCO_01: Hệ thống tưới tiêu tự động (căn cứ trên nhiệt độ, độ ẩm, pH, …)
Dự án DCO_02: Hệ thống kiểm soát môi trường cho vật nuôi và rau, củ, quả
Dự án DCO_03: Hệ thống hỗ trợ bảo quản sau thu hoạch
Dự án DCO_04: Phần mềm Hệ chuyên gia Phác đồ canh tác
Dự án DCO_05: Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm (IOCV Food Traceability System)
Dự án DCO_06: Nền tảng để điều hành và liên kết Trang trại thông minh
Dự án DCO_07: Tư vấn hạch toán lợi nhuận / đầu tư đối với việc triển khai Trang trại thông minh
Dự án DCO_08: Tư vấn chuyển giao công nghệ canh tác chính xác đối với cây trồng và vật nuôi trong việc triển khai Trang trại thông minh
Phụ lục 3: Đề tài/dự án nền cho IoT
Đề tài SOFT_01: R&D phần mềm nền tảng mở IoT (IoT Open Platform);
Đề tài SOFT_02: R&D hệ điều hành phần mềm nhúng (Embedded Operating Systems for sensors reading electronics and for actuators controlling electronics);
Đề tài SOFT_03: R&D bộ công cụ và các ứng dụng IoT (IoT Tools and Apps);
Đề tài SOFT_04: R&D kết nối Internet với thiết bị IoT (IoT Gateways);
Đề tài SOFT_05: R&D phần mềm hệ chuyên gia trên nền IoT (IoT-based Expert System);
Đề tài HARD_01: R&D bộ đọc cảm biến (sensors reading electronics) phân chia theo các ngành đã được lựa chọn;
Đề tài HARD_02: R&D bộ điều khiển chấp hành (actuators controlling electronics) phân chia theo các ngành đã được lựa chọn;
- Kết nối/Truyền dẫn/Giao thức:
Đề tài NET_01: Nghiên cứu báo cáo các xu thế mạng không dây công suất thấp diện rộng (Low Power Wide Area Network - LPWAN) trên thế giới, lập khuyến cáo cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước và các cơ quan hữu quan lựa chọn phát triển mạng và thiết bị IoT phù hợp;
Đề tài NET_02: Nghiên cứu phát triển giải pháp nhà cung cấp dịch vụ cho IoT (IoT Service Provider);