IOCV Business: Kinh doanh ứng dụng IoT
  1. Trang chủ
  2. Nông nghiệp công nghệ cao
  3. Quan trắc môi trường
  4. Đề tài/dự án
  5. Hỏi - Đáp

 
 

Quan trắc môi trường (Environment Monitoring)

Đơn vị điển hình (Showcase Member)

  • Tên đơn vị:                Trung tâm Quan trắc môi trường
  • Tên tiếng Anh:          Centre for Environmental Monitoring
  • Tên viết tắt:              CEM
  • Địa chỉ:                       Số 556, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
  • Người liên hệ 1:       Ms. Lê Hoàng Anh, Phó giám đốc Trung tâm, Email: hoanganh@cem.gov.vn
  • Người liên hệ 2:       Mr. Dương Thành Nam, Trưởng phòng Kiểm chuẩn thiết bị môi trường, Email: namduongthanh@gmail.com

Mục tiêu (Objectives)

  • Tư vấn cho Nhà nước, Chính phủ về quan trắc môi trường ứng dụng IoT;
  • Tạo các ứng dụng trên nền IoT/Internet cho phép cộng đồng (người dân, doanh nghiệp) tham gia quan trắc môi trường;
  • Tạo cơ chế kiểm soát việc truyền dữ liệu một cách trung thực, khách quan giữa điểm đo và điểm nhận trên nền IoT/Internet;

Đề tài/Dự án (Themes/Projects)

Dự án CEM_01:        Chế tạo thiết bị đo khí Ozone trong không khí nhằm cảnh báo khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

Mục tiêu của dự án:

-Chế tạo và cung cấp thiết bị đo khí Ozone cho cộng đồng để giám sát môi trường không khí xung quanh;

-Tạo ra nguồn dữ liệu lớn về hiện trạng Ozone làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ phân bố hiện trạng nồng độ Ozone trong không khí của Việt Nam.
 

Đặt vấn đề:

-Ozone là một trong những thành phần cơ bản trong không khí xung quanh cần phải kiểm soát nghiêm ngặt (QCVN 05:2013) và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và sinh vật.

-Thiết bị quan trắc ozone thông thường sử dụng phương pháp hấp thụ tia cực tím nhưng tương đối cồng kềnh, tốn kém và có mức tiêu thụ năng lượng lớn cho nên có nhiều hạn chế trong việc lắp đặt, vận hành và sử dụng. Do vậy, cần một thiết bị rẻ tiền và cầm tay để theo dõi phơi nhiễm ozone là rất cần thiết.

-Tính mới của nghiên cứu này là cảm biến O3 điện hóa sẽ được nghiên cứu và triển khai trên diện rộng; hướng tới thay thế dần các thiết bị quan trắc O3 thông thường do chi phí thấp, tiêu thụ năng lượng thấp, đơn giản và dễ sử dụng.

-Yêu cầu chế tạo thiết bị đo Ozone được xây dựng từ các thành phần thương mại có sẵn, hiển thị thời gian thực. Sử dụng nguồn năng lượng bằng pin (8-10 giờ trên một lần sạc) và cảm biến có thể được sử dụng lại nhiều lần sau khi sạc lại pin. Hệ thống cảm biến dễ dàng lắp ráp và sử dụng với chi phí thấp nhất.

-Thiết bị đo ozone có khả năng đồng bộ dữ liệu với các  thiết bị khác như mobile, máy tính để  truyền dữ liệu về trung tâm dữ liệu. Từ đó, dữ liệu được phân tích, xử lý, đồng thời phân phố i thông tin, dữ liệu đến cộng đồng bằng các ứng dụng trên portal hoặc mobile.

Dự án CEM_02:        Giám sát ô nhiễm tiếng ồn bằng Smartphone và đưa ra cảnh báo thân thiện (Bộ mặt cười = môi trường xanh, Bộ mặt nhăn nhó: môi trường vàng = cảnh báo ô nhiễm, Bộ mặt khóc: môi trường đỏ = cảnh báo nguy hiểm).

Mục tiêu của dự án:

-Nghiên cứu giải pháp tích hợp thiết bị đo độ ồn bằng smartphone để giám sát ô nhiễm tiếng ồn;

-Tạo ra nguồn dữ liệu lớn về ô nhiễm tiếng ồn làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ phân bố ô nhiễm tiếng ồn trong không khí của Việt Nam.

 

Đặt vấn đề:

-Ô nhiễm tiếng ồn vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật và đã được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010, QCVN 24:2016). Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa. Tuy nhiên, hiện nay, đo độ ồn chủ yếu mang tính thủ công, bán tự động, số liệu không liên tục và không kết nối về cơ sở dữ liệu.

-Do vậy, cần phải giám sát ô nhiễm tiếng ồn bằng cách thu hút sự tham gia của cộng đồng bằng ứng dụng trên điện thoại di động để đo lường mức độ tiếp xúc âm thanh trong môi trường hàng ngày. Người dùng tạo ra một bản đồ ô nhiễm tiếng ồn bằng cách chia sẻ dữ liệu đo. Có thể đo mức tiếng ồn theo dB (A) và đưa ra cảnh báo thân thiện (Bộ mặt cười = môi trường xanh, Bộ mặt nhăn nhó: môi trường vàng = cảnh báo ô nhiễm, Bộ mặt khóc: môi trường đỏ = cảnh báo nguy hiểm). Kết quả giám sát thể hiện trên Google Maps.
 

Dự án CEM_03:        Đo mức độ ô nhiễm không khí tại các đô thị, cảnh báo thời gian thực đến toàn bộ cộng đồng bằng các ứng dụng mobile và hiển thị bảng thông báo đèn LED tại các cụm điểm đông dân cư.

Mục tiêu của dự án:

-Giám sát mức độ ô nhiễm không khí tại các đô thị theo thời gian thực;

-Cung cấp thông tin về mức độ ô nhiễm không khí tại các đô thị thông qua ứng dụng mobile và bảng điện tử.

Đặt vấn đề:

-Lắp đặt nhiều điểm trong đô thị loại thiết bị quan trắc nhỏ, gọn, dễ lắp đặt, dễ vận hành, truyền dẫn ổn định. Các điểm đo này truyền dữ liệu về một trung tâm.

-Tại trung tâm, một phần mềm hệ chuyên gia sẽ tổng hợp dữ liệu đo được và hiển thị mức độ ô nhiễm dưới dạng các biểu tượng thân thiện và màu sắc dễ hiểu (Bộ mặt cười + Xanh lam: Môi trường không khí tốt, Bộ mặt bình thường + Xanh lá cây: Môi trường khí trung bình, Bộ mặt nhăn nhó + Vàng: Môi trường khí ở mức cảnh báo xấu, Bộ mặt khóc + Đỏ: Môi trường khí ở mức báo động ô nhiễm).

-Ngoài chức năng hiển thị theo thời gian thực, hệ thống này còn có khả năng dự báo chất lượng môi trường không khí trong vòng 24h tiếp theo.

-Người dân có thể truy cập để xem thông qua một portal hoặc một app trên thiết bị di động. Tại các cụm điểm đông dân cư có thể hiển thị kết quả bằng một bảng đèn LED.

Đề tài CEM_04:        Tư vấn cơ chế kiểm soát tính toàn vẹn dữ liệu khi gửi thông tin từ điểm đo đến điểm nhận.

Mục tiêu của đề tài:

-Nghiên cứu có hệ thống các giải pháp kiểm soát tính toàn vẹn của dữ liệu online;

-Đề xuất cơ chế kiểm soát dữ liệu online thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Đặt vấn đề:

-Tư vấn cho các cơ quan hữu quan về cơ chế kiểm soát tính toàn vẹn dữ liệu khi gửi kết quả từ các sensor tại điểm đo đến nơi tiếp nhận, hạn chế tối đa sự can thiệp làm sai lệch kết quả. Trên cơ sở cơ chế này, đề tài tư vấn về quy trình, biện pháp kiểm soát việc truyền, nhận kết quả đo. Đề tài đồng thời tư vấn về văn bản pháp lý (Thông tư, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật) trong vấn đề truyền, nhận dữ liệu liên quan đến quan trắc và cảnh báo môi trường.

Dự án CEM_05:        Chế tạo công cụ/ứng dụng mobile/IoT hỗ trợ tác nghiệp trong quan trắc tại hiện trường (đối tượng sử dụng: các đơn vị làm quan trắc môi trường trên phạm vi toàn quốc)

Tóm tắt:

-Thiết kế các ứng dụng trên tablet/mobile để thay thế cho các sổ ghi chép hiện trường; kết nối, tích hợp các công cụ, thiết bị đo cầm tay tại hiện trường, đồng bộ dữ liệu về trung tâm xử lý dữ liệu. Tại trung tâm xử lý dữ liệu, các dữ liệu hiện trường được đưa về cơ sở dữ liệu trung tâm, có phần mềm phân tích dữ liệu để kiểm soát và cảnh báo kịp thời đối với các tác nghiệp tại hiện trường.

-Sản phẩm có thể thương mại hoá với đối tượng khách hàng là các tổ chức/đơn vị làm quan trắc môi trường.

Dự án CEM_06:        Hệ thống giám sát việc xả thải nguồn nước của các cơ sở sản xuất công nghiệp dựa vào cộng đồng.

Tóm tắt:

-Nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống mở (phần cứng và phần mềm) hữu ích cho các ứng dụng liên quan đến giám sát việc xả thải nguồn nước.

-Xây dựng và tạo ra cơ sở hạ tầng cho phép chia sẻ thông tin, dữ liệu về xả thải nguồn nước.

-Tạo bộ công cụ/ứng dụng Mobile/IoT cho phép cộng đồng tham gia giám sát môi trường: tham số được đo (con người không can thiệp được) và dữ liệu được gửi về một cách tự động đến các cơ quan có trách nhiệm.

-Khuyến khích sự phát triển của cộng đồng tập trung vào phương pháp tiếp cận “tự do ngôn luận và cung cấp dữ liệu mở” đối với giám sát nguồn thải.

-Hỗ trợ cộng đồng trong việc giám sát việc xả thải nguồn nước của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn của người dân sinh sống.

 
 

Điều khoản sử dụng | Chính sách bảo mật | Thông tin liên hệ | © 2008-2023, VCCI-ITB, Viện Tin học Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam